Bật mí công thức tính thể tích các dạng hình hộp

Hình hộp thường xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống của chúng ta và nó hiện diện trong các món đồ vật thông dụng như bàn ghế, tivi, tủ lạnh,  Bạn đang muốn tính thể tích của một chiếc hộp để gửi bưu kiện hoặc để vượt qua bài kiểm tra sắp tới, điều này không quá khó khăn. Thể tích là giá trị cho biết độ lớn của vật đó trong không gian ba chiều, chính vì vậy dựa vào thế tích chiếc hộp, bạn sẽ biết trong hộp có bao nhiêu không gian. Cùng khám phá bài viết dưới đây để nắm được một số công thức tính thể tích các dạng hình hộp cơ bản nhé.

1. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

Thể tích hình hộp chữ nhật bằng (chiều dài) x (chiều rộng) x (chiều cao). Nếu chiếc hộp bạn muốn tính có dạng hình chữ nhật hoặc hình lập phương, bạn có thể áp dụng công thức trên. Theo đó, chiều cao còn được gọi là chiều sâu.

Nếu như một chiếc hộp nhìn từ trên xuống, bạn sẽ thấy mặt trên của hộp như hình chữ nhật phẳng, cạnh dài nhất của hình này chính là chiều dài hộp. Bạn đo cạnh này và viết giá trị của chiều dài đó. Chú ý, sử dụng một đơn vị đo cho tất cả các cạnh, nếu bạn đo một cạnh bằng đơn vị cm, hãy dùng đơn vị đo này cho tất cả các cạnh còn lại.

Chiều rộng là số đo của cạnh liền kề với cạnh bạn vừa đo chiều dài. Nếu bạn nhìn vào ½ chiếc hộp, chiều rộng và chiều dài sẽ tạo với nhau một chữ L. Bạn có thể đo và viết được giá trị của chiều rộng. Chiều rộng luôn là cạnh ngắn hơn.công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

Nếu như bạn thắc mắc không biết cách tính chiều cao trong hình hộp chữ nhật, điều này thực tế khá đơn giản. Chiều cao là khoảng cách tính từ mặt trên tới mặt đáy của hộp. Theo đó, bạn đo và viết giá trị đó là chiều cao. Tùy vào cách bạn đặt chiếc hộp, cách đo chiều dài và chiều cao có thể khác nhau. Điều này không quan trọng lắm bởi bạn chỉ cần đo đủ 3 cạnh khác nhau là có thể tính được thể tích hình hộp chữ nhật.

Bạn cần nhớ công thức tính hình hộp để áp dụng sao cho chuẩn xác và có được đáp án đúng. Công thức tính V = chiều dài x chiều rộng x chiều cao. Chúng ta chỉ cần nhân cả 3 cạnh với nhau là ra thể tích. Lưu ý cần biết cả đơn vị đo để tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc quên ý nghĩa của con số vừa tính.

Thể tích là số đo, tuy nhiên nếu như bạn không biết chính xác đơn vị đo của nó thì nó chỉ là một con số vô nghĩa. Để viết đúng thể tích, chúng ta nên thêm vào đơn vị khối. Đơn giản, nếu bạn đo tất cả các cạnh bằng đơn vị (cm), bạn cần thêm đơn vị “cm3” vào sau kết quả tìm được cuối cùng.

Đơn vị thể tích chính là khối vì thể tích cho biết bạn có thể để bao nhiêu khối lập phương vào bên trong chiếc hộp của mình. Ví dụ, bạn có thể cho vừa 8 khối lập phương có cạnh 1cm vào chiếc hộp có thể tích 8cm3.

2. Công thức tính thể tích hình trụ

Đây là hình có dạng ống với kết cấu hai đáy hình tròn. Bạn có thể tính thể tích hình trụ bằng việc áp dụng công thức:

V= (pi) x ( r^2) x (h)

Trong đó pi= 3,14; r là bán kính hình tròn đáy; h là chiều cao.công thức tính thể tích hình trụ

Để có thể tính thể tích hình nón hoặc hình chóp còn lại có đáy tròn, bạn áp dụng công thức tương tự nhân với ⅓. Chúng ta có thể tích hình nón = 1/3 (pi x r x h)

3. Công thức tính thể tích hình chóp

Với một canh là đáy, cạnh còn lại có chung đỉnh. Bạn có thể tính thể tích hình chóp bằng cách lấy diện tích đáy nhân với chiều cao, sau đó nhân kết quả với ⅓. Theo đó, ta có thể tích hình chóp = ⅓ (diện tích đáy x chiều cao).

Thực tế, hầu hết hình chóp sẽ có cạnh đáy là hình vuông hay hình chữ nhật. Bạn sẽ tính diện tích mặt đáy và sau đó chỉ cần lấy chiều dài của đáy nhân với chiều rộng.công thức tính thể tích hình chóp

4. Công thể tích từng phần sẽ tính được thể tích của các hình phức tạp

Nếu như bạn cần phải tính thể tích của hình hộp chữ nhật chữ L, bạn cần phải đo nhiều hơn 3 cạnh. Tuy nhiên nếu bạn coi đó là hai chiếc họp nhỏ hơn, tính thể tích của từng hộp nhỏ, sau đó cộng chúng lại để tìm ra thể tích của chiếc hộp lớn sẽ là cách hoàn hảo hơn.

Nói chung, công thức tính thể tích khá dễ hiểu và dễ nhớ, do đó, bạn nên học thuộc lòng để áp dụng vào việc giải các bài toán đơn giản. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thêm bài viết công thức tính thể tích của nhiều hình khác để có cho mình lượng kiến thức vững chắc, kỹ càng nhất. Nếu có bài toán nào hay, bạn cũng có thể chia sẻ và nhờ mọi người giải đáp để việc giải quyết những bài toán khó được nhanh gọn, tối ưu hơn. Hy vọng những công thức tính thể tích bên trên sẽ giúp bạn có niềm yêu thích với môn Toán nói chung và môn Hình học nói riêng. Hy vọng bạn sẽ chăm chỉ học tập và giành được những kết quả cao trong khi ngồi trên ghế nhà trường!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button