Hướng dẫn chi tiết công thức tính nhiệt lượng chuẩn xác nhất

Bạn đang loay hoay tìm kiếm cho mình một công thức tính nhiệt lượng để có thể giải được những bài tập được giao. Vậy nhiệt lượng là gì? Công thức tính nhiệt lượng như thế nào là đúng nhất? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những kiến thức để có thể giải đáp được những câu hỏi này nhé!

1. Các khái niệm cơ bản về nhiệt lượng

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng nhận được hoặc mất đi của vật trong quá trình truyền nhiệt.

Yếu tố để nhiệt lượng của 1 vật thu vào để làm nóng lên bao gồm:

  • Khối lượng của vật: Được biết rằng, nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật đó thu vào cũng sẽ càng lớn.
  • Độ tăng nhiệt độ: Nếu độ tăng nhiệt của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào cũng càng lớn.
  • Chất cấu tạo nên vật.

Nhiệt là năng lượng dự trữ trong vật chất được tổng hợp từ quá trình chuyển động bên trong của các phân tử hạt cấu tạo nên vật chất. Các phân tử này chuyển động không ngừng và tạo nên động năng.

Nhiệt năng là tổng các động năng mà vật đó có được, động năng là những chuyển động xung quanh khối tâm của phân tử . Động năng dao động bên trong các nguyên tử cấu tạo nên phân tử xung quanh khối tâm chung, đồng thời quay quanh khối tâm.

2. Công thức tính nhiệt lượngcông thức tính nhiệt lượng

Q = m.c

Trong đó: Q được kí hiệu là nhiệt lượng của vật thu được hoặc tỏa ra( đơn vị là Jun(J))

m là khối lượng riêng của vật(đơn vị là kg)

c là nhiệt dung riêng của chất đó( đơn vị là J/kg.K)

Nhiệt dung riêng (c) của 1 chất là nhiệt lượng cần thiết để có thể làm cho 1kg chất đó tăng lên thêm 10C.

∆t là độ thay đổi nhiệt độ hay nói khác là biến thiên nhiệt độ ( Độ C hoặc K )

∆t = t2 – t1 

Nếu:  ∆t > 0 : vật toả nhiệt

∆t < 0 : vật thu nhiệt

Ví dụ minh họa:

Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 6kg nước từ 150C đến 1000C trong một cái thùng bằng sắt có khối lượng bằng 2,5kg. Cho nhiệt dung riêng của nước bằng 4200J/kg.K, và của sắt là 460J/kg.K

Bài giải:

Đề bài ra có: m1= 6kg

m2 = 2,5kg

c1 = 4200 J/kg.K

c2 = 460 J/kg.K

t1 = 150 C

t2 = 100 0 C

Áp dụng công thức tính nhiệt lượng ta có:

Q  = (m1xc1 + m2xc2)x (t2 – t1)

=(6×4200 + 2.5x 460)x(100 – 15)

= 2239750 ( J )

3. Tham khảo phương trình cân bằng nhiệt và công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu

3.1. Phương trình cân bằng nhiệttính nhiệt lượng

Ta có: Q thu = Q tỏa

Trong đó: Q thu chính là tổng nhiệt lượng của các vật thu vào; Q tỏa là tổng nhiệt lượng tỏa ra của vật đó.

Theo đó, ta có công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu như sau:

3.2. Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra

Q = q.m

Trong đó:

Q chính là nhiệt lượng tỏa ra có đơn vị là Jun (J)

q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu có đơn vị: J/Kg

m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn có đơn vị Kg.

3.3. Thiết bị đo nhiệt độ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các thiết bị đo nhiệt độ hoặc súng đo nhiệt độ có thể đo những nguồn nhiệt từ xa, không cần tiếp xúc trực tiếp với vùng cần đo nhiệt độ, có độ chính xác cao và nhanh chóng. Các thiết bị này sử dụng kỹ thuật cảm ứng bức xạ hồng ngoại, kết hợp với laser để xác định nguồn nhiệt.

Để việc định vị được tầm xa độ chính xác bạn cần chú ý tới tỷ lệ giữa Khoảng cách / Đường kính nguồn nhiệt (D/S). Các thiết bị có tỷ lệ D/S càng lớn thì thiết bị đó càng có độ đo chính xác được ở khoảng cách xa cao. Ngoài ra có những máy đo nhiệt độ sử dụng 2 nguồn tia Laser để người dùng dễ dàng định vị được khoảng cách đo hợp lý mà không phải ước lượng.

Hiện nay, các loại súng đo nhiệt độ được sử dụng rộng rãi, rất tiện ích và hữu dụng cho thợ điện, thợ cơ khí, thanh tra xây dựng, người bảo trì máy móc, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng và thuận tiện hơn

Học sinh cần lưu ý các dạng bài tập tính nhiệt lượng nói chung và dạng bài tập tính nhiệt lượng nói riêng để đạt được điểm cao trong môn học. Theo đó, việc học sinh cần ghi nhớ các công thức cơ bản là điều cần thiết từ đó mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào làm bài tập. Luyện tập các dạng bài tập về tính nhiệt lượng cũng là cách mà học sinh nên áp dụng để nhìn rõ kiến thức đã học và nắm được các cách thức ra đề khác nhau, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Nói cách khác, công thức tính nhiệt lượng khá dễ hiểu và dễ nhớ, do đó, bạn nên học thuộc lòng để áp dụng vào việc giải các bài toán đơn giản. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thêm bài viết công thức tính nhiệt lượng của nhiều hình khác để có cho mình lượng kiến thức vững chắc, kỹ càng nhất. Nếu có bài toán nào hay, bạn cũng có thể chia sẻ và nhờ mọi người giải đáp để việc giải quyết những bài toán khó được nhanh gọn, tối ưu hơn. Hy vọng những công thức tính nhiệt lượng bên trên sẽ giúp bạn có niềm yêu thích với các môn học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button